image advertisement
anh tin bai
anh tin bai



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Biện pháp phòng chống Bệnh lùn sọc đen hại lúa vụ mùa 2018
Lượt xem: 1815

 

Vụ mùa năm 2018 rầy lưng trắng lứa 4 mật độ cao. UBND, BNN các xã thị trấn đã tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân phun trừ, xong do điều kiện thời tiết mưa kéo dài nên kết quả phun trừ hiệu quả chưa cao. Theo kết quả giám định tại tỉnh Nam Định có 14,63% số mẫu rầy dương tính với virut lùn sọc đen, 36% mẫu lúa dương tính với virut lùn sọc đen.




Tại xã Mỹ Hà huyện Mỹ Lộc đã có mẫu rầy dương tính với virut lùn sọc đen vì vậy nguy cơ bùng phát dịch bệnh lùn sọc đen là rất cao, nếu cây lúa mắc phải bệnh này thì vô phương cứu chữa. Để hạn chế thấp nhất thiệt hại do bệnh Lùn sọc đen gây nên trong thời gian từ 25/8 đến 3/9 đề nghị UBND, BNN các xã thị trấn tích cực chỉ đạo, tuyên truyền các hộ nông dân phun trừ rầy lứa 5 đạt kết quả cao nhất.

I. Tác nhân gây bệnh

-         Bệnh lùn sọc đen do virus lùn sọc đen phương Nam có tên SRBSDV (Southern Rice Black-Streaked Dwarf Virus) gây nên. Hiện nay chưa có thuốc đặc hiệu chữa bệnh lùn sọc đen.

-         Môi giới truyền bệnh là rầy lưng trắng

Cả rầy non và rầy trưởng thành đều truyền bệnh. Rầy sau khi nhiễm virus có thể truyền bệnh đến khi chết.

-         Bệnh lan truyền từ cây lúa bị bệnh sang cây khoẻ, từ vùng bị bệnh sang vùng chưa có bệnh nhờ sự di chuyển, phát tán của rầy lưng trắng.

II. Triệu chứng, nhận dạng

Triệu chứng bệnh trên cây lúa biểu hiện như sau:

-            Cây lúa bị lùn, ruộng lúa phát triển không đồng đều tạo hình gợn sóng chỗ cao chỗ thấp




     -           
Lá lúa bị xoăn vặn, lá có màu xanh đậm hay xanh tối, gân lá ở mặt sau sưng lên.


-            Có các nốt phòng (u sáp) mùa trắng chạy dọc gân của lá, phiến lá, thân.


-            Các nốt phồng (u sáp) lúc đầu trắng sau chuyển màu nâu đến đen, khi sờ thấy gợn ở tay.


-            Cây bị bệnh thường nảy trồi trên đốt thân, xuất hiện nhiều rễ mọc ngược lên trên.


-            Trỗ không thoát, hạt có màu đen hoặc màu nâu.


III. Các biện pháp phòng ngừa bệnh

1. Biện pháp phòng bệnh

1.1. Vệ sinh đồng ruộng

            Vệ sinh đồng ruộng diệt lúa chét, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, đốt tàn dư thực vật mang nguồn bệnh.

1.2. Phòng ngừa môi giới (Rầy lưng trắng)

-         Dùng giống kháng rầy (không cấy giống Bắc Thơm 7 vụ mùa).

-         Cấy mật độ hợp lý: cấy thưa, cấy nhỏ dảnh.

-         Bón phân cân đối, không bón thừa đạm.

-         Bố trí mùa vụ hợp lý không để thời vụ ngô giao với lúa mùa để cắt cầu nối truyền bệnh và đủ thời gian để vệ sinh đồng ruộng.

2. Biện pháp trừ bệnh

2.1. Trừ môi giới truyền bệnh ngay khi lúa xuất hiện bệnh

a. Giai đoạn từ khi gieo cấy - đứng cái.

-         Sử lý hạt giống bằng thuốc trừ rầy trước khi gieo từ 12-24 giờ (khi hạt nứt nanh) bằng các loại thuốc sau

TT

Tên Thuốc

Lượng thuốc (cho 10kg hạt giống lúa)

Lượng nước (cho 10 kg hạt giống lúa)

Thời điểm xử lý

1

Cruiser plus 312,5FS

10ml (1 lọ)

0,3-0,7 lít

Khi hạt lúa giống nứt nanh

2

Kola 600FS

10ml ( 1 gói)

3

Gaucho 600FS

8ml ( 1 lọ)

-         Phun thuốc trừ rầy cho mạ trước khi cấy 2-3 ngày bằng các loại thuốc nội hấp

STT

TÊN THUỐC

Lượng thuốc

(g, ml/sào)

Lượng nước

(lít/sào)

1

Actara 25WG

2 - 3 g

2 - 3 gói

16-24 lít

2

Chatot 600WG

13,5g

2 gói

3

Chess 50 WG

2-3g

2-3 gói

4

Amira 25 WP

5g

1 gói

5

Gold Tress 10WP

18-25g

2-2,5 gói

 

-         Khi ruộng mạ có hiện tượng bệnh lùn sọc đen phải khẩn trương tiêu hủy và gieo lại ngay (hoặc dùng mạ khác để cấy thay thế), trước khi tiêu hủy cần phun thuốc trừ rầy lưng trắng bằng thuốc tiếp xúc.

-         Nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm cây lúa khỏe.

-         Phun trừ rầy lứa 4 bằng các loại thuốc nội hấp

b. Giai đoạn từ phân hóa đòng trở đi

-         Nhổ vùi những cây lúa bị bệnh.

-         Thường xuyên quan sát kỹ ruộng bị bệnh lùn sọc đen để phát hiện rầy lưng trắng, khi phát hiện rầy lưng trắng mật độ cao, tiến hành phun trừ ngay. 

-         Thường xuyên theo dõi diễn biến của bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời.

-         Sau khi thu hoạch lúa ở ruộng bị bệnh tiến hành cày vùi ngay ruộng đó, kết hợp bón 10-15 kg vôi bột /sào

2.2. Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh

-         Tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa bị bệnh nặng, khó có khả năng phục hồi và không còn khả năng cho năng suất. Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc;

-         Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ. Trường hợp hết thời vụ gieo cấy, chuyển sang trồng cây khác (ngoại trừ ngô) nếu điều kiện cho phép;

-         Tiêu hủy bằng cày vùi phải thực hiện ngay dù không cấy, gieo lại hoặc chuyển sang trồng cây trồng khác.

TRẠM KHUYẾN NÔNG MỸ LỘC

 


Cơ quan chủ quản: UBND huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Thị trấn Mỹ Lộc - huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định
Điện thoại: (0228) 3810724; Fax: (0228) 3810764 . 
Email: ubndmyloc@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Long - Chủ tịch UBND huyện
Designed by VNPT Nam Định

Chung nhan Tin Nhiem Mang