image advertisement
anh tin bai
anh tin bai



Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
QUY TRÌNH KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA VỤ XUÂN NĂM 2019
Lượt xem: 2092

QUY TRÌNH  KỸ THUẬT THÂM CANH LÚA VỤ XUÂN NĂM 2019
-----***-----
Các giống lúa chủ yếu: 
- Giống lai: Thái xuyên 111 
- Giống thuần: BT7, TBR225, Thiên ưu 8, Nếp 97 … trong đó, BT7 là giống có NS chất lượng gạo ngon nhưng nhiễm rầy có nguy cơ nhiễm bệnh lùn sọc đen nên cần chú ý trong thâm canh.
Giống lúa Dự Hương có năng suất và chất lượng cao phù hợp với thổ nhưỡng. Khuyến cáo BNN các xã, thị trấn mở rộng mô hình trình diễn giống lúa Dự Hương
1/- Làm đất : Cày ải sớm,
- Cày ải ,bừa ngả sớm, bừa kỹ, san phẳng ruộng, dọn sạch tàn dư thực vật, lúa chét … ngâm và thay tháo nước để rửa chua, bón vôi bột  15-20 kg/sào khi bừa ngả.
- Làm đất sớm theo phương châm ruộng chờ mạ.
2/ Thời vụ:
* Gieo mạ: từ 22/01 – 31/01. 
- Mạ dày xúc: Gieo  từ 22/01 – 27/01
- Mạ nền: Gieo từ 29/01 – 31/01 
- Gieo sạ: gieo từ 09 – 13/02. Cần mở rộng tối đa gieo sạ ở những vùng chủ động nước; Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sử dụng thuốc trừ cỏ tiền nẩy mầm bằng các loại thuốc Sofit 300EC, Prefit 300 EC sau sạ 1-2 ngày.
* Cấy: Lúa lai: -  Mạ nền: 10 - 13/02
-  Mạ dầy xúc: 14 – 15/02
      Lúa thuần: - Mạ nền: 10 - 14/02
- Mạ dầy xúc: 15 – 20/02
3/- Kỹ thuật cấy :
- Mạ nền cấy khi cây mạ đạt 2,5 – 3,0  lá  
- Mạ dầy xúc cấy khi cây mạ đạt 4,0 - 4,5 lá 
- Mật độ, số dảnh cấy :
 + Lúa lai: 25 - 30 khóm/m2, cấy 2 dảnh/khóm.
 + Lúa thuần: 30 - 35 khóm/m2, cấy 3-4 dảnh/khóm.
*Lưu ý : 
- Che phủ nilon bảo vệ mạ xuân khi nhiệt độ ngoài trời dưới 15oC 
- Hoàn thành cấy lúa xuân xong trước ngày 20/02.
4/- Phân bón :
 Bón phân cân đối Đạm-Lân-Kali, lượng bón phù hợp với giống và điều kiện đất đai, thời tiết, không lạm dụng phân đạm, chú trọng bón phân hữu cơ, phân kali.
a- Phân chuồng: 200 - 300 kg/sào hoặc 20-30 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, bón lót 100 %.
 b-Phân vô cơ:
- Phân đơn: Lúa lai :     6-7 kg U rê + 20-25 kg lân + 5-6 kg Ka li
                    Lúa thuần: 5-6 kg U rê + 20-25 kg lân + 5 kg Ka li
- Phân N:P:K Loại 5:10:3 hoặc loại 5:12:3 kết hợp phân đơn;
- Lúa lai bón 25 kg NPK + 4 kg Urê + 4 kg Ka li.
- Lúa Thuần: 25 kg NPK + 3kg Urê + 3-4 kg Ka li
Lúa cấy:
      * Cách bón phân đơn :
+ Bón lót:100% lượng phân hữu cơ+100% lượng phân lân+40% lượng phân đạm.
+ Bón thúc lần 1( sau cấy 10 – 12 ngày): 40% lượng đạm + 50% kali.
+ Bón thúc lần 2( sau cấy 20 – 22 ngày): lượng đạm còn lại và 50% kali.
* Cách bón Phân tổng hợp N:P:K + Phân đơn
Nên dùng phân bón của: Lâm Thao, Ninh Bình, Việt Nhật, Bình Điền, Văn điển. 
- Bón lót:  100%  lượng phân hữu cơ + 100% lượng phân NPK .
- Thúc 1: Sau cấy từ 10 -12 ngày: 60% lượng đạm + 50% kali
- Thúc 2: Sau cấy từ 20-22 ngày: lượng đạm còn lại và 50% kali
Lúa sạ
* Cách bón phân đơn
- Bón lót: 10-15kg vôi bột khi bừa ngả
- Bón lót (trước bừa lần cuối): 100% lân + phân chuồng hoặc hữu cơ vi sinh
- Thúc 1 (Khi lúa 2,0 - 2,5 lá): 20% ure 
- Thúc 2 (Khi lúa 5,0 - 6,0 lá): 40%ure
- Thúc 3 (Khi lúa 7,5 - 8,0 lá): 30% ure + 40%Kaly
- Thúc 4 ( Khi đứng cái làm đòng): 60%Kaly
- Tuỳ điều kiện sinh trưởng của lúa giai đoạn phân hóa đòng mà bón 10% ure còn lại.
* Cách bón phân NPK tổng hợp Ninh Bình, Văn Điển
- Bón lót (trước khi bừa lần cuối): 100% NPK loại 5:10:3 hoặc loại 5:12:3 Lượng bón 20 - 25 kg/sào
- Bón thúc: NPK loại 12:5:10: Lượng bón 12- 15kg/sào
                NPK loại 17:5:16: Lượng bón 10 -12kg/sào
- Thúc 1: (Khi lúa 2,0 - 2,5 lá): 30% NPK loại bón thúc
- Thúc 2: (Khi lúa 5,0 - 6,0 lá): 70% NPK loại bón thúc
- Tuỳ điều kiện sinh trưởng khi lúa đứng cái mà có thể bổ sung từ 1-2 kg ure/sào hoặc sử dụng phân qua lá.
        5) Chăm sóc :
- Nước: sau cấy tưới nông 2-3 cm để chống rét và tạo điều kiện để lúa đẻ sớm, tập trung khi lúa đạt 350-400 dảnh/m2 phải rút nước lộ ruộng 10-15 ngày để hạn chế nhánh vô hiệu, sau đó tưới tháo xen kẽ đến khi thu hoạch để bộ rễ ăn sâu, cứng cây tăng khả năng chống đổ, chống bệnh. Trước thu hoạch 10 ngày rút cạn nước để thuận lợi thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp.
- Bón phân: Bón sớm, tập trung … để cây lúa đẻ nhánh sớm, đẻ tập trung, STPT nhanh, khỏe tăng sức đề kháng với sâu bệnh đặc biệt với bệnh lùn sọc đen.
- Bón thúc lần 1, lần 2 kết hợp dặm tỉa, làm cỏ, vớt rêu, nhổ bỏ, tiêu huỷ triệt để cây lúa nhiễm bệnh lùn sọc đen. 
       6 ) Sâu bệnh, chuột, ốc bươu vàng:
  - Phát hiện và phòng trừ kịp thời các đối tượng gây hại chủ yếu bằng một trong các loại thuốc đặc hiệu, theo nguyên tắc 4 đúng:
+ Chú trọng phòng trừ các loại sâu hại chính: sâu cuốn lá nhỏ lứa 2, lứa 3, sâu đục thân 2 chấm đúng thời điểm bằng các loại thuốc đặc trị như Virtako 40WG, DupontTM Ammate30WDG, 150SC, DupontTM Prevathon35WDG, 5SC
+ Rầy nâu, rầy lưng trắng: ngoài chích hút hại trực tiếp cây lúa còn là đối tượng trung gian truyền bệnh lùn sọc đen đặc biệt với rầy lưng trắng phải trừ sớm, trừ triệt để và đồng loạt ngay từ khi lứa 1, 2 mới xuất hiện  bằng một trong các loại thuốc: Applad 25 SC, Trecbon 10 EC, Penalty 40 WP, Actara 25 WG, Dantotsu 16 WG.Batssa 50 EC
+ Bệnh khô vằn: Alvil 5 SC hoặc Callihex 50 EC.
+ Bệnh đạo ôn: Beam 75 WP, Bump 650WP
+ Diệt chuột bằng các biện pháp thủ công, thuốc hóa học, vi sinh (không được dùng điện để đánh chuột)
+ Ốc bươu vàng: thường xuyên kiểm tra bắt ốc và trứng, khi mật độ cao dùng thuốc: Bayluscide 250 EC, Bolis 6 B, Clodansuper 700 WP.
 - Với những nơi đất bị sôi chua phải thay tháo nước và bón bổ sung phân lân Supe từ 5-7 kg/sào, tạm ngừng bón đạm, ka li đến khi lúa ra rễ trắng hồi xanh trở lại.

* Lưu ý :
- Bảo vệ và chăm sóc tốt lượng mạ dự phòng, mạ dư thừa sau cấy để dặm tỉa.
- Cấy khi nhiệt độ >15 0 C.  
- Giống BT 7 cần bón đạm ở mức thấp, bón kali ở mức cao theo quy trình.
- Đối với ruộng chân chua, trũng nên bón giảm 1-2 kg Đạm, tăng 1-2kg Kaly.
- Đối với diện tích lúa gieo sạ nên bón giảm 1-1,5 kg Đạm, tăng 1-2kg Kaly tăng tính chống đổ cho cây.
- Thường xuyên thăm đồng phát hiện, tiêu huỷ kịp thời cây lúa bị bệnh lùn sọc đen bằng cách dúi xuống bùn tại ruộng.

                  TRẠM KHUYẾN NÔNG 

Cơ quan chủ quản: UBND huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định
Địa chỉ: Thị trấn Mỹ Lộc - huyện Mỹ Lộc - tỉnh Nam Định
Điện thoại: (0228) 3810724; Fax: (0228) 3810764 . 
Email: ubndmyloc@namdinh.gov.vn
Người chịu trách nhiệm chính: Ông Phạm Văn Long - Chủ tịch UBND huyện
Designed by VNPT Nam Định

Chung nhan Tin Nhiem Mang