Huyện Mỹ Lộc là vùng đất cổ với nhiều di tích lịch sử - văn
hoá là điểm du lịch hấp dẫn khách thập phương. Vì vậy huyện Mỹ Lộc phát triển các điểm, tuyến du lịch để khai
thác tiềm năng thế mạnh về du lịch tâm linh. Ủy ban nhân dân huyện Mỹ Lộc lựa
chọn một số di tích lịch sử văn hóa đưa
vào cuốn “Cẩm nang Du lịch Nam Định” như
sau:
1. Đền Lựu Phố ,xã Mỹ
Phúc, huyện Mỹ Lộc là một trong những di tích thuộc quần thể di tích lịch sử -
văn hóa thời Trần tại tỉnh Nam Định, đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc
gia vào năm 2011. Tuy đã trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng đền Lựu Phố vẫn
bảo lưu được phong cách kiến trúc cổ truyền của dân tộc Đền được xây dựng trên
địa danh cổ Lựu Viên, tương truyền lúc sinh thời Thái sư Trần Thủ Độ đã
từng sống và làm việc nơi đây mỗi khi ông về chầu, yết kiến vua Trần và Thái
thượng hoàng tại cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa ở phủ Thiên Trường.
Đây cũng là căn cứ địa của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông.
Hiện, đền Lựu Phố là nơi
thờ Thống quốc Thái sư Trần Thủ Độ, Linh Từ quốc mẫu Trần Thị Dung, Quốc công
tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, công chúa Trần Bạch Hoa, hai cha
con Thám hoa Hà Nhân Giả và đức Bản cảnh Thành Hoàng.
Đền Lựu Phố có quy mô tương đối lớn, gồm
nhiều hạng mục được xây dựng trong một khuôn viên rộng trên 13.000 m2,
mặt quay về hướng tây. Di tích đền được bố trí lần lượt từ ngoài vào trong,
gồm: nghi môn, sân đền, trung tâm đền, nhà tổ, phủ mẫu, nhà khách và sân sau.
Hàng năm, tại đền Lựu Phố diễn ra nhiều lễ hội, đặc biệt là
lễ hội tổ chức vào mồng 7 tháng 7 âm lịch kỷ niệm ngày Thái sư Trần Thủ Độ đặt
chân lên mảnh đất quê hương. Ngoài các nghi thức thiêng liêng như dâng hương,
tế lễ, rước kiệu, lễ hội còn có nhiều trò chơi như: tổ tôm điếm, đánh cờ, đấu
vật, hát chèo…
Với vị trí nằm trong vùng bảo tồn đặc biệt cùng với các di
tích lịch sử khác như: đền Trần, chùa Phổ Minh (chùa Tháp), đền Hậu Bồi,
đền Lộc Quý, đền Bảo Lộc, đền Trần Thừa,
đình Đệ Tứ, đình Đệ Nhất, đình Đệ Nhị, đình Đệ Tam… Đền Lựu Phố nói riêng và
quần thể di tích lịch sử - văn hóa thời Trần tại tỉnh Nam Định nói chung là một
trong những điểm đến hấp dẫn đối với du khách tham quan trong và ngoài tỉnh.
2. Đền
Bảo Lộc,
xã Mỹ Phúc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định là quê hương của Trần Hưng Đạo,
vị anh hùng kiệt xuất của dân tộc. Để tưởng nhớ công ơn to lớn của ông, nhân
dân đã lập đền thờ tại nơi ông được sinh ra và gọi là Đền Bảo Lộc. Đền Bảo Lộc
ban đầu được xây dựng ven sông Châu Giang, có ba gian bằng gỗ lim lợp ngói mũi
hài, thấp. Sau bờ sông bên này bị lở, đền được chuyển vào khu vực hiện nay với
ba gian lợp rạ. Khi làm lại, đền được xây thành ba toà kiểu chồng diêm theo
thiết kế của Đông Phương Bác Cổ, song có sửa chữa lại cho phù hợp với kiến trúc
cổ truyền của dân tộc.
Năm 1928, đền Bảo Lộc được
trùng tu, tôn tạo với quy mô như hiện nay. Đền có quy mô lớn hơn nhiều so với
tất cả các kiến trúc khác, được xây theo kiểu chữ Đinh, tiền đường gồm 7 gian
rộng, trung đường dài 5 gian, hậu cung có 3 gian. Chạm khắc tuy không nhiều,
nhưng rải rác từng bộ phận, ở từng cấu kiện vẫn có những nét tiêu biểu.
Đền nằm chính giữa thờ quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương,
bên trái là chùa thờ Phật, bên phải là Phủ thờ Mẫu, phía sau là đền Khải thánh
thờ thân phụ Hưng Đạo Vương. Tất cả các kiến trúc tôn giáo này hoà nhập vào
nhau, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh
Đền Khải Thánh nằm ở phía sau, kiến trúc tương tự như đền
chính nhưng phần nền cao hơn 3m, thờ thân phụ, thân mẫu, phu nhân và hai người
con gái của Trần Hưng Đạo. Đền Bảo Lộc cùng với đền Trần, chùa Tháp tạo thành
một quần thể kiến trúc vừa có giá trị lịch sử cao, đồng thời lại là những điểm
du lịch hấp dẫn, thu hút khách trong và ngoài nước.
Hàng năm, vào ngày kỵ của ông 20 tháng 8 âm lịch, khách thập
phương lại có dịp về lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo (tháng tám giỗ Cha,
tháng ba giỗ Mẹ), đây là lễ hội lớn thu hút rất đông người tham gia. Ngoài việc
tham quan, tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và kiến trúc nghệ thuật của di tích, du
khách còn được thưởng thức một số trò dân gian đặc sắc như đấu vật, cờ người,
múa rối nước... Quan trọng hơn, trong hành trình về nguồn, mỗi người lại cảm
thấy được che chở, được khai sáng bởi những bài học đạo lý, nhân văn sâu sắc từ
cuộc đời sự nghiệp của Quốc Công tiết chế Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn -
vị thánh nhân trong lòng dân.
3. Đình Miễu Cao Đài
Đình Cao Đài Xã Mỹ Thành-
Huyện Mỹ Lộc- Tỉnh Nam Định được xếp
hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1964. Đền thờ vợ chồng Thái sư Trần Quang
Khải và các nhân vật khác, như: Nam Hải
đại vương, Linh Lang đại vương, Câu Mang đại vương, Đô đầu Nhữ Hạ đại tướng
quân, Ả Nương công chúa Quỳnh Huy, Quỳnh Hoa (các con gái của Trần Quang Khải).
Đặc biệt, đình còn thờ tướng Triệu Trung, người Tống, đã cùng quân nhà Trần
đánh quân Nguyên ở trận Hàm Tử. Cử nhân Hà Quang Phan thời Tự Đức (triều
Nguyễn) có câu đối như sau: “Thệ bất đới thiên Triệu tướng huy đao, Hàm Tử
nguyên binh do thức diện. Sơ cư thử địa Trần triều thi huệ, Cao Đường lão ấu
thượng tư công” (Không đội trời chung, tướng Triệu vẫy đao, Hàm Từ quân Nguyên
còn nhớ mặt. Đất này vừa ở, triều Trần ân đức, Cao Đường già trẻ vẫn ghi công


Đình Cao Đài có lối kiến trúc kiểu tiền chữ Nhất, hậu chữ
Đinh. Tòa chữ Đinh gồm đại bái và hậu cung. Bộ khung làm bằng gỗ lim, mái lợp
ngói Nam. Hiện nay, di tích còn bảo lưu được nhiều mảng chạm với các đề tài phong
phú. Đáng chú ý là tại 2 cột cái và bộ cánh cửa giữa tòa trung đường được chạm
khắc rất tinh xảo, với đề tài rồng, tiên nữ, hoa lá chim muông. Đây là những
tác phẩm chạm khắc gỗ mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVII. Tại tòa trung
đường, trên một xà trước cửa hậu cung chạm dòng chữ Hán: “Đại vương Thượng đẳng
thần từ” (có nghĩa là đền thờ vị Đại vương được phong là Thượng đẳng thần). Mỗi
chữ được bố cục trong một ô hình tròn giống như một bông hoa, tô điểm thêm hoa
văn mây hỏa chạy dài và phủ kín mặt xà. Đến thời Nguyễn, nhân dân xây dựng thêm
tòa tiền tế 5 gian bằng gỗ lim, ngăn cách với công trình cũ bằng một máng nước
và xây thêm 2 giải vũ phía trước tạo thành tổng thể kiến trúc như hiện nay. Và,
có lẽ từ đây, chức năng của ngôi đền đã chuyển tải thêm chức năng của một ngôi
đình để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân địa phương
Di tích hiện còn
nhiều đồ thờ có giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học. Đáng chú ý là 8 đạo sắc
phong của các đời vua trải dài qua ba thế kỷ (XVIII, XIX, XX). Trong đó, có 3
đạo sắc thời Cảnh Hưng (thế kỷ XVIII) phong cho Thượng tướng, Thái sư Trần
Quang Khải. Ngoài ra, còn nhiều câu đối, đại tự, văn tế vợ chồng Thái sư và các
di vật, cổ vật khác. Cổ vật có giá trị nhất là tấm bia đá thời Trần, do chính
Thái sư Trần Quang Khải lập năm Hưng Long thứ nhất (1293
(Tấm bia này đã được khắc lại vào thời Nguyễn, năm Minh Mệnh thứ 3
- 1822
Lễ hội đình làng Cao Đài đã
được tổ chức từ ngày 19 đến 23/3 Âm lịch, tổ chức vào dịp kỷ niệm ngày mất của
công chúa Phụng Dương. Các nghi thức tế lễ vẫn được tiến hành như xưa gồm: Lễ
rước, lễ “yểm lá nhãn”, lễ tế. Ngày 19
tháng 3 Âm lịch: Bắt đầu mở cửa đình, làm lễ mộc dục. Ngày 20 tháng 3 Âm lịch:
Lễ rước bát hương từ đình hàng thôn: Thôn Đông, thôn Trung, thôn Thị, thôn Miễu
về đình Cả. Ngày 21 tháng 3 Âm lịch: Rước kiệu thánh Trần Quang Khải và phu
nhân cùng các bát hương của các thôn từ đình Cả xuống hồ Bến Đình (bến thuyền)
làm lễ “yểm lá nhãn”. Ngày 22 tháng 3 Âm lịch: Lễ tế chính tại đình Cao Đài,
gồm tế nam quan và tế nữ quan. Ngày 23 tháng 3 Âm lịch: Lễ tạ.
4. Đền Cây Quế
Đền Cây Quế tọa lạc trên thôn Phù Long xã Mỹ Tân huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định.
Năm 2013 đền Cây Quế xã Mỹ Tân, được bộ trưởng bộ văn hóa thể thao và du lịch
ký quyết định số :1002/QĐ- BVHTTDL, xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật
cấp quốc gia. Qua khảo sát các nguồn tư liệu Hán Nôm hiện lưu giữ tại di tích
cùng truyền thuyết tại địa phương, thì Mảnh Đất Phù Long trước đây có tên là
Phù Long một vùng đất có bề dày lịch sử của tỉnh Nam Định. Tại đền Cây Quế còn
bức Đại Tự niên Khải Định Kỷ Mùi năm 1919 khắc dòng chữ Tây Hồ Hiển Khánh( tức
Hồ Tây Đức Thánh Hiển Linh) để khẳng định công lao của Hoàng Lang trong cuộc
đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước dưới triều vua Lý Thái Tông, tại Hiên tiền
đường đền Cây Quế còn đôi câu đối có nội dung: Ngọc Diệp Kim Chi trường phồn Lý
Vân hành vũ Thúy tức vi long (dịch nghĩa dòng dõi cành vàng lá ngọc suốt đời
phù giúp nhà lý luôn bền vững mây bay sấm sét nổ vang mưa gió ầm ầm thân hóa
hiện hình rồng).
[if !vml]
Lễ hội mùa
xuân ở đền Cây Quế được dân làng cử hành trọng thể vào ngày 12 tháng giêng. Lễ
hội mùa thu:Lễ hội mùa thu được dân làng cử hành vào các ngày 20, 21, 22 tháng
8 AAL, tham gia vào ngày hội không chỉ có 8 giáp trong làng gồm Đông, Đoài Bắc,
nhất, nhì, ba, tư, năm mà còn thu hút được sự quan tâm của đông đảo nhân dân và
du khách thập phương về dâng hương và tưởng niệm đức Linh Lang Đại Vương